Bài Siêu Xung Thiên
Cố võ sư Phan Văn Vũ
Thị phạm võ sư Phan Văn Quảng
Siêu xung thiên (còn gọi là Đại đao xung thiên, Xung thiên đại đao, Tứ trụ siêu xung thiên, Siêu bát quái, trong dân gian gọi là Siêu ông) là bài đại đao được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 bình chọn, thống nhất là một trong những bài binh khí tiêu biểu cho quốc võ dân tộc. Sau khi bình chọn, bài được giới thiệu, tập luyện tại các võ đường võ cổ truyền và đưa vào chương trình thi đấu, biểu diễn bắt buộc trong toàn quốc.
Đặc điểm
Bài sử dụng đại đao, một loại binh khí tương đối ít phổ dụng trong các võ đường hiện nay, thường chỉ truyền dạy cho các môn đồ cao cấp.
Click vào hình bên dưới để xem clip
Lời thiệu
Lời thiệu của bài, trừ câu bái tổ khởi đầu và kết thúc, là một bài thơ theo thể Đường luật thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu). Một số võ đường có dị bản của bài thiệu này chỉ bao gồm 7 câu, có một số câu khác biệt, cho thấy những sai lạc về lời thiệu là hiện tượng rất phổ biến trong các môn phái võ thuật của Việt Nam.
- Bái tổ
- Xung thiên đề đao trảm phản nghinh
- Lôi phong trá tẩu quỷ thần kinh
- Đê đầu tầm thụ lai phụng tấn
- Trảm phạt trung bình tọa ngưu canh
- Long thăng hổ giáng loan xa sát
- Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thinh
- Lạc mã bàng phi lai cấp thích
- Tứ trung bình tọa phục môn sanh
- Đề đao lập bộ - bái tổ y như tiên
Tạm dịch nghĩa:
- Bái tổ
- Chọc trời đề đao chém ngược về sau
- Gió cuồn cuộn thổi, vờ chạy khiến quỷ thần kinh sợ
- Ngoái đầu nép cây, lại tiến lên
- Chém giữa vòng, ngồi xuống như trâu cày
- Rồng lên cọp xuống xoay như vần bánh xe
- Nép dấu trốn nằm chim sợ tiếng
- Rớt ngựa bay xuống lập tức đâm nhanh
- Bốn phía cùng ngồi xuống, về nẻo sống
- Đề đao đứng bái tổ như ban đầu
Nhận xét
Đăng nhận xét