Các đòn đánh thẳng của tay được áp dụng rất phổ biến trong đối kháng vì nhanh, đường đi của quyền ngắn, dễ tiếp cận đối thủ và ghi điểm, nhưng đòn quay người đánh vòng từ phía sau cũng có tính hiệu quả không kém nếu tận dụng được yếu tố bất ngờ, đòn dánh như vậy gọi là đòn Đờ ve. Đòn Đờ ve tận dụng được lực quay toàn thân nên lực đánh khá mạnh có thể knock out đối thủ.
Thi đấu Võ cổ truyền bao gồm 2 nội dung: Hội diễn quyền và Thi đấu đối kháng nam, nữ. Trong đó, nội dung Thi đấu đối kháng luôn thu hút được lượng khán giả đông đảo.
Thi đấu Võ cổ truyền bao gồm 2 nội dung: Hội diễn quyền và Thi đấu đối kháng nam, nữ. Trong đó, nội dung Thi đấu đối kháng luôn thu hút được lượng khán giả đông đảo.
Trước năm 2002, các võ sĩ đọ găng trên võ đài, nhưng từ sau 2002, để phát triển phong trào (vì nhiều địa phương không có khả năng trang bị sàn đài), Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam đã quyết định chuyển thi đấu từ trên võ đài xuống thảm đấu. Tuy nhiên, việc thay đổi này đã kéo theo nhiều điều bất cập, nhất là kỹ thuật thi đấu đẹp mắt trên võ đài dẫn dần biến mất tại các giải đấu gần đây. Trong số đó, đòn đánh đờ – ve là một trong số đó.
Đòn đờ – ve là đòn đánh bằng cạnh của cổ tay xoay khi thực hiện động tác xoay hơn 180 độ. Với đòn đánh này, người ra đòn vừa có thể dùng để thực hiện tấn công hoặc phòng thủ. Trước đây, khi còn thi đấu trên võ đài, khi bị đối phương “lùa” vào dây đài hoặc góc đài, thì đòn đờ – ve là “cứu cánh” hữu hiệu để võ sĩ phản công và chiếm lại ưu thế của trận đấu. Còn nhớ tại các giải đấu quốc tế, các đoàn võ thuật nước ngoài đều rất thích đòn đờ – ve của các võ sĩ Việt Nam.
Đặc biệt năm 1995, khi Việt Nam làm quen với môn Muay Thái, các võ sĩ nước ngoài rất hay bị dính đòn đờ – ve của các võ sĩ Việt Nam. Ngay như tay đấm muay Nguyễn Trần Duy Nhất (ĐKVĐTG muay 2011, 2012) trong những trận đối đầu căng thẳng với những tay đấm mạnh của Thái Lan, đòn đờ-ve chính là “vũ khí hủy diệt” để anh đảo ngược thế trận và giành thắng lợi chung cuộc.
Theo Báo Thể Thao TPHCM
Nhận xét
Đăng nhận xét