Chuyển đến nội dung chính

Huỳnh Long Độc Kiếm

Bài Huỳnh Long Độc Kiếm

Tên gọi: Huỳnh Long Độc Kiếm.
- Nguồn gốc: Thuộc bộ Ngũ Long Kiếm pháp của Sa Môn Võ Đạo. Theo tư liệu của môn phái cho biết vào thời Chu Nguyên Chương, nhà Minh bên Trung Hoa có rất nhiều nhân tài, võ nghệ siêu quần bạt tuỵ. Trong đó có đôi bạn tri kỷ là Trương Tam Phong và Âu Dương Phương, lúc ấy Âu Dương Phương mới xây xong sảnh đường nên nhờ Trương vẽ hộ cho 9 bức tranh án theo bát quái cửu cung mà trang trí trong khách sảnh, trong đó có ba bức ảnh ăn ý nhất là Lão Tùng Án Thái Dương, Ngũ Long Xuất Động và Ngũ Long Nhập Động.

Vào thời Hậu Lê nước Việt Nam, có ngài Sa Viên, hiệu là Sơn Nhơn, quê tại Tỉnh Sơn La, Bắc Việt. Ngài sang Trung Hoa giao thương rồi phác hoạ lại ba bức tranh này đem về cố quốc và sáng tác ra bộ Ngũ long quyền pháp và bộ Ngũ long kiếm pháp, còn bức tranh Lão Tùng Án Thái Dương thì ngài không sáng tác. Hiện nay Sa Môn Võ Đạo còn lưu giữ hai bộ quyền và kiếm này.
Kỹ thuật của bài quyền

1. Tấn pháp -Trung bình tấn- Đinh tấn- Trảo mã tấn- Xà tấn- Hạc tấn -- Lập tấn
2. Cước pháp - Đảo sơn cước
3. Kiếm pháp - Thích- Trảm- Loan- Vớt- Đỡ
Huỳnh long độc kiếm (còn gọi là Huỳnh long kiếm phápHuỳnh long đơn kiếm hay Huỳnh long thảo pháp) là bài đơn kiếm được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 3 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1995 lựa chọn đưa vào danh sách các bài quốc võ. Sau hội nghị, các võ sư và cáchuấn luyện viên đã dần đưa bài vào giảng dạy và thi đấu bắt buộc tại các võ đường võ cổ truyền trên toàn quốc.

Lịch sử
Theo võ sư Phạm Đình Trọng ở Lâm Đồng, bài Huỳnh long độc kiếm có nguồn gốc như sau: trong thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, có ông Trương Tam Phong (chỉ trùng tên, không phải Trương Tam Phong của phái Võ Đang) tinh thông văn võ, đã vẽ tặng bạn là Âu Dương Phương 9 bức họa đồ, trong đó có hai bức Ngũ long nhập động (5 rồng vào động) và Ngũ long xuất động (5 rồng rời động). Đến thời Hậu Lê, ở Việt Nam võ sư Sa Viên, hiệu là Sơn Nhân, sau khi xem hai bức họa trên đã diễn tả thành hai bộ quyền kiếm là Ngũ long quyền và Ngũ long kiếm. Hai bộ quyền kiếm nói trên thuộc sở hữu của môn phái Sa môn võ đạo, trong đó bài Huỳnh long độc kiếm thuộc bộ Ngũ long kiếm được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn.
Đặc điểm: Sử dụng trường kiếm có độ dài khoảng 0,8m đến 1m.
Lời thiệu
Lời thiệu của bài viết bằng thể thơ lục bát gồm 16 câu. Một số câu chưa được tiệp vần cho thấy rất có thể lời thiệu đã ít nhiều bị thiếu sót, sai lạc qua thời gian:
Diện tiền bái tổ kính sư
Hồi thân trụ bộ vẽ người hiên ngang
Kiếm ôm theo bộ xung thiên
Tả hữu song chỉ mình nghiêng thế chào
Phụng đầu thế kiếm dương cao
Thối lui hạ bộ nhập vào chém ngang
Chém rồi bên tả tránh sang
Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày
Kiếm loan long ẩn vân phi
Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn
Rút về phong tỏa đôi bên
Dùng đòn hạc tấn tiến lên chớ chầy
Xà hành nghịch thủy cho hay
Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu
Thoái hồi đơn phụng quang châu
Chân đi xà bộ kiếm hầu tổ sư.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngọc Trản quyền

Bài Ngọc Trản Quyền Lão võ sư Phạm Đình Trọng Thị phạm võ sư Phạm Thanh Hùng Ngọc trản ngân đài  (chén ngọc trên đài bạc) hay  Ngọc trản quyền , là bài quyền được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ 3 do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phối hợp với  Đại học Thể dục Thể thao  tổ chức tại  Đầm Sen , Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 26 tháng 4 năm 1995, bình chọn, thống nhất đưa vào chương trình quy định chung của tất cả các võ phái cổ truyền trên toàn quốc. Hội nghị lần này, ngoài bài quyền nói trên, cũng chọn thêm được 2 bài khác là Bát quái côn và Huỳnh long độc kiếm, nâng tổng số các bài được chọn qua ba hội nghị lên 9 bài (4 bài tại hội nghị lần 1 tổ chức năm 1993 là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Roi Thái Sơn; 2 bài tại hội nghị lần 2 năm 1994 là Lão mai quyền, Siêu xung thiên) Lịch sử Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Kh...

Bạch Hạc Sơn Quyền

Bạch hạc sơn quyền mô phỏng các thế tấn pháp, bay lượn uyển chuyên của loài Hạc, bài quyền thể hiện được sự mềm mại trong tư thế hiên ngang... Bạch hạc sơn quyền là bài quyền của môn phái Quyền thuật tự do thuộc Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Đinh Văn Lớn đơn vị tỉnh Vĩnh Long thị phạm giới thiệu và được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥòa. BẠCH HẠC SƠN QUYỀN Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền, Thăng thiên phượng dực xoay tròn, Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền, Thần cung xa tiễn, tấn tiên, Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền, Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng, Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng, Quét chân, hoành toạ đăng sơn, Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn, Đăng sơn tả, hữu quy hình, Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà, Xoay người vươn bộ đăng sơn, Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.  Hạc là loài bay lượn giỏi, t...

Thanh Long Kiếm

Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu và võ sư Hà Thị Yến Oanh thị phạm, được Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến huấn luyện tại Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 15 đến 21 tháng 12 năm 2008 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Võ sư Lê Kim Hòa sinh ngày 05 tháng 4 năm 1951 tại Phú Yên, là Chưởng môn sáng lập Võ phái Thanh long võ đạo vào ngày 01 tháng 01 năm 1970. Thanh long võ đạo thuộc dòng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Võ phái Thanh long võ đạo phát triển trong nước và nước ngoài, nhiều nhất ở Nga và mới đây tại Pháp do huấn luyện viên Huỳnh Xuân Yên phụ trách. Ngoài hoạt động võ phái, Võ sư Lê Kim Hòa hiện là Chủ tịch Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch kiêm trưởng ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.   Nữ võ sư Hà Thị Yến Oanh là đệ tử của ...